Bé nhà bạn lên 2 tuổi và bắt đầu biến thành ác mộng khi tiến vào “thời kỳ phản kháng”. Bé luôn miệng “Không”, “Con không chịu đâu”... trong mọi trường hợp! Tình trạng này thường xuất hiện và kéo dài khi bé từ 2 đến 4 tuổi, và khi đó bạn sẽ luôn bị xoay như chong chóng với sự bất hợp tác thường xuyên của bé.
Giống như bạn, các bà mẹ thường phát sầu đến mức chán nản với việc nuôi con trong “thời kỳ phản kháng đầu tiên” này. Nhưng nếu bạn nổi giận với bé, xin chúc mừng, bạn có thể sẽ được thưởng thức liên hoàn khúc “Không, không, không...” của bé. Và thế là bạn lại càng đau đầu hơn.
Đó là bởi vào thời kỳ này bé đã bắt đầu nhận thức được cái tôi cá nhân và muốn biểu đạt ý kiến của chính mình. Chính mong muốn biểu đạt ý kiến của bé là nguyên nhân chủ yếu của sự xuất hiện thời kỳ này. Thế nhưng trên thực tế bé hoàn toàn không có ý định làm khó bạn. Bé chỉ muốn tỏ rõ cái tôi của mình, và đây là một giai đoạn tất yếu và quan trọng trong quá trình trưởng thành của bé. Tất nhiên, dù có hiểu rõ thời kỳ này đi chăng nữa, bạn cũng vẫn luôn phiền não, và chẳng ai không muốn thuận lợi vượt qua thời kỳ này. Bài viết này sẽ bật mí cho các bạn 3 bước để thu phục các bé.
Điều quan trọng giúp bạn và bé vượt qua thời kỳ này là sự trao đổi một cách hiệu quả. Nếu sử dụng “3 bước hội thoại” dưới đây, bạn có thể làm giảm tần suất phản kháng của bé, và biến thân thành một bà mẹ hạnh phúc.
Điều đầu tiên mà bé cần là sự đồng cảm. Nếu bạn tỏ ra đồng cảm với tâm trạng của bé “Con không thích à?”, ”À, mẹ biết rồi, con khó chịu đúng không?”... thì bé sẽ biết mẹ hiểu điều mình muốn biểu đạt, bé sẽ an tâm và bình tĩnh lại. Sự an tâm sẽ ngăn cản những hành động phản kháng của bé và khiến bé chú ý đến một việc khác.
Nếu sự đồng cảm của bạn chưa thể giúp bé ngừng phản kháng, hãy sử dụng bước 2.
Nếu bé vẫn tiếp tục hành động dù bạn đã biểu đạt sự đồng cảm, hãy cho bé biết tâm trạng “con làm mẹ khó xử” của bạn. Bạn có thể nói với bé “Con cứ khóc thế này thì mẹ đau đầu lắm” hay “Con ném đồ lung tung thế này mãi làm mẹ dọn mệt ơi là mệt”... Hãy nói cho bé biết nguyên nhân khiến bạn khó chịu và cảm nhận của bạn. Ví dụ, nếu bé không sắp xếp gọn gàng đồ chơi của mình, bạn có thể bảo bé “Con mà để xe của con giữa nhà thế này, mẹ mà vô ý dẫm phải thì chân mẹ đau lắm cơ”... Khi hiểu rõ mình đang làm mẹ khó xử, bé sẽ bắt đầu nghĩ “A, mẹ đang khó chịu, mình phải làm gì bây giờ nhỉ?”, và sẽ dừng hành động đó lại.
Trong trường hợp bé vẫn tiếp tục hành động của mình, hãy tiến hành bước 3.
Trong trường hợp bước 2 không có hiệu quả, bạn hãy thử cùng bé suy nghĩ biện pháp xem.
Nếu bé không thể tự mình nghĩ ra biện pháp, hãy nói cho bé vài ý tưởng của bạn “Mẹ con mình cùng thi xem ai dọn nhanh hơn nhé”, “Hay là con thử đổi chỗ cất đồ chơi xem”... và để bé tự lựa chọn. Đừng áp đặt bé phải làm, hãy để bé chọn lựa cách mà mình thích “Con muốn làm như thế nào?” hay “Con cảm thấy cách nào hay hơn?”. Điều này khiến bé cảm giác biện pháp này do cả mình và mẹ nghĩ ra, bé sẽ bị thuyết phục và sẽ tự mình đi làm. Giải pháp cùng suy nghĩ này sẽ nuôi dưỡng khả năng tư duy và thói quen giao tiếp của bé, và hơn hết, biện pháp này khiến bé không cảm thấy bị mẹ điều khiển, điều này sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ ấm áp giữa hai mẹ con bạn.
Để không bao giờ phải nổi giận với sự phản kháng của bé, trước tiên bạn hãy hít thở thật sâu và thử từng bước áp dụng “3 bước hội thoại” này xem. Bằng cách này bé sẽ sửa dần hành động của mình một cách tự nguyện và thời kỳ phản kháng của bé sẽ qua nhanh hơn bạn tưởng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hệ thống trường mầm non Wonderkids Montessori School
CAMPUS 2:
3A Tong Huu Dinh, Thao Dien Ward, District 2, HCM
Phone: (028) 2253 4999
Email:montessori-office@wonderkids.edu.vn
CAMPUS 3:
4-6 Street 20, My Gia 1, Tan Phu Ward, District 7, HCM
Phone: (028) 5414 1416
Email: info@wonderkids.edu.vn
CAMPUS 4:
38 Xuan Thuy, Thao Dien Ward, District 2, HCMC
Phone: (028) 2249 1666
Email: office38@wonderkids.edu.vn
Trẻ ở độ tuổi mầm non hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện nên dễ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, để việc chăm sóc và giáo dục trẻ hiệu quả, an toàn, hệ thống trường mầm non Wonderkids đã triển khai nhiều biện pháp để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, được sống trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện.
Nhà trường luôn xác định đội ngũ giáo viên, nhân viên là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của Wonderkids. Giáo viên không chỉ là người dạy học mà còn là người truyền cảm hứng, lan tỏa yêu thương và khơi gợi tiềm năng sẵn có trong trẻ.
6 năm đầu đời của một đứa trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ vì giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não, não bộ sẽ phát triển vượt bậc cùng với sự hình thành rõ rệt về trí thông minh và tính cách của trẻ.
Vì vậy, các bậc phụ huynh luôn băn khoăn trong việc chọn trường mầm non cho con sao cho phù hợp nhất trong vô vàn lựa chọn để con được phát triển trong môi trường tốt nhất. Tuy nhiên, là bậc phụ huynh thông thái thì chắc chắn cha mẹ sẽ không thể bỏ qua nếu muốn con có một nền tảng tri thức và kỹ năng tốt chính là chọn cho con một môi trường quốc tế giáo dục.
Hiện nay, xu hướng chọn trường trường mầm non song ngữ và quốc tế đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Và may mắn thay, một trong những lựa chọn ưu tiên được quý phụ huynh tin tưởng là Wonderkids Montessori School. Vậy ngôi trường này có gì đặc biệt?!
Hầu hết các bậc cha mẹ hiện nay đều có rất ít thời gian để học và chơi cùng con, vậy nên lựa chọn gửi con vào các trường mầm non khi con đủ tuổi là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Tại các trường mầm non, bé sẽ được học tập, chơi đùa cùng rất nhiều bạn bè, được thầy cô chăm sóc, hướng dẫn trong lúc cha mẹ đang làm việc. Bé vẫn sẽ phát triển khỏe mạnh, học được cách sống tự lập, biết yêu thương mà không cần cha mẹ luôn bên cạnh. Cha mẹ có tò mò muốn biết thầy cô và trường mầm non đã dạy con tự lập như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ngày Trung thu còn gọi là ngày Tết thiếu nhi và là ngày đọng lại ở trẻ rất nhiều kỉ niệm trong thời thơ ấu của trẻ.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, phương pháp giáo dục cần có sự cân đối hài hòa giữa việc vui chơi và tiếp thu kiến thức.
Theo nghiên cứu chứng minh, các nhà khoa học cho rằng trẻ học tiếng Anh sớm từ độ tuổi mầm non sẽ đạt được rất nhiều lợi ích.
Phương pháp Montessori được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhưng để một trường học chuẩn theo phương pháp Montessori đích thực cần phải tuân theo và chuẩn hóa rất nhiều tiêu chuẩn khác biệt.
Một trong những cách dễ dàng nhất để cha mẹ hiểu và vận dụng phương pháp Montessori là lắng nghe ngôn ngữ mà những nhà sư phạm Montessori sử dụng nhằm khuyến khích tính độc lập và thúc đẩy tư duy phản biện của trẻ.
Phương pháp Montessori là phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em do bác sĩ – nhà giáo dục Maria Montessori nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng “sự duy nhất” của trẻ.
Đồ chơi dành cho trẻ em thường được định nghĩa đơn thuần là món đồ giải trí, giúp trẻ vui chơi. Thế nhưng, món đồ chơi có giá trị với trẻ còn hơn thế nữa. Như cha mẹ vẫn biết, đứa trẻ học hỏi mọi thứ trong những năm đầu đời qua hoạt động vui chơi, và đồ chơi chính là công cụ học tập hữu ích nhất của chúng. Vì vậy, giáo dục trẻ bằng đồ chơi càng trở nên quan trọng và cần được các bậc cha mẹ quan tâm nhiều hơn.